CÁC MÓN BÁNH TỪ BỘT NẾP Truyền Thống Ẩm Thực Việt Nam
Các món bánh từ bột nếp ngon nhất là gì? Bột nếp, gạo nếp là nguyên liệu đặc trưng và quen thuộc trong nhiều món ăn Việt Nam. Đặc điểm của những món nếp là mềm, dẻo. Ở bài viết này, Imlovinit24 sẽ giúp bạn liệt kê các món truyền thống đã có từ lâu đời.

Các Món Bánh Từ Bột Nếp Là Gì?

Bột nếp hay còn được gọi là bột gạo nếp. Đây là sản phẩm được nghiền trực tiếp ra từ hạt gạo nếp. Bột nếp có hai loại là bột khô và bột ướt. Khi người ta nghiền nhỏ gạo nếp khô thành bột thì sẽ được gọi là bột nếp khô.

Để tạo ra bột nếp ướt có hai cách. Cách 1 là pha bột nếp khô với nước sạch vừa đủ. Cách hai, bạn cần ngâm gạo với nước sạch từ 12 - 16 tiếng. Sau đó mang gạo đi xay bằng cối đá.

Trong quá trình xay phải cho thêm nước lọc để hệ thống xay không bị nghẽn. Hỗn hợp tạo thành gồm nước và bột nếp tồn tại dưới dạng huyền phù. Để loại bỏ nước, người ta sẽ cho hỗn hợp vào túi lọc và treo lên cao hoặc đặt vật nặng lên trên để nước bị ép ra ngoài.

Hầu như các món bánh từ bột nếp đều được tạo ra từ bột nếp ướt. Hiện nay, để có bột ướt nhanh chóng thì người ta thường sử dụng cách làm đầu tiên. Cách thứ 2 là cách truyền thống và bột tạo thành được đánh giá là có độ dẻo tốt hơn.

Đặc Điểm Và Giá Trị Dinh Dưỡng Các Món Bánh Từ Bột Nếp

Một vài đặc điểm của bột nếp và các món bánh từ bột nếp:

Được làm hoàn toàn từ gạo nếp, không thêm bất cứ thành phần hay phụ gia gì.

Có mùi thơm đặc trưng kể cả khi là bột sống hay bột chín. Các loại gạo khác nhau sẽ cho ra mùi hương và mức độ mùi khác nhau.

Có màu trắng sáng tự nhiên của hạt nếp.

Bột rất mịn và mềm, dai và dính tay khi được nấu chín

Bột nếp là thực phẩm nằm trong nhóm carbohydrate (nhóm tinh bột), 1 trong 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Theo nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng của bột nếp có chứa chất đạm (protein), chất xơ, carbohydrate, đường, các loại khoáng chất (canxi, sắt, magie, photpho, kali, natri, kẽm, đồng, mangan, selen), vitamin PP, B1, B2, chất béo.

Có thể thấy rằng, trong bột gạo nếp chứa cả 4 nhóm dinh dưỡng tiêu chuẩn trong một bữa ăn hằng. Tuy nhiên, hàm lượng của 4 nhóm chưa được cân bằng. Đó là lý do tại sao gạo nếp, gạo tẻ, các món bánh từ bột nếp là món ăn hằng ngày nhưng vẫn cần bổ sung thêm các món ăn kèm khác.

Ai Có Thể Ăn Các Món Bánh Từ Bột Nếp?

Bột nếp là nguyên liệu lành tính đối với cơ thể. Mọi người ở trạng thái bình thường đều có thể sử dụng thực phẩm này. Tuy nhiên, theo chuyên gia về ý tế và sức khỏe cộng đồng thì có 5 nhóm người không nên sử dụng đồ nếp, các món bánh từ bột nếp là:

Người có hiện tượng và đang điều trị bệnh thừa cân, béo phì.

Người đang trong quá trình hồi phục sức khỏe.

Những người mắc bệnh tiểu đường.

Những người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh về dạ dày.

Người có vết thương hở, nhiễm trùng

Triết Lý Cuộc Sống Về Bột Nếp, Gạo Nếp Và Các Món Bánh Từ Bột Nếp

Gạo nếp và các món bánh từ bột nếp nói chung có vị trí vô cùng quan trọng không chỉ ở phương diện ẩm thực mà còn ở cả khía cạnh đời sống tinh thần, tư duy và những triết lý tươi đẹp về cuộc sống.

Trong truyền thuyết xưa, khi Lang Liêu dâng bánh chưng, bánh giầy lên cho vua Hùng đã giải thích 2 ý nghĩa to lớn sau:

Thứ nhất, gạo là thức ăn nuôi sống con người, nó đủ mềm dẻo để kết dính tạo thành hai loại bánh. Thứ hai, gạo nếp, bột nếp bao bọc toàn bộ phần nhân bên trong là điều tượng trưng cho sự bao bọc của đấng sinh thành từ khi là bào thai nhỏ bé, đến khi sinh ra và cả quá trình trưởng thành sau này.

Chính từ 2 ý nghĩa này, có thể thấy được gạo nếp gắn bó mật thiết với hệ tư duy và triết lý sống của người Việt: gạo nếp vừa là thức ăn nuôi dưỡng, vừa là hiện thân của những truyền thống hiếu nghĩa tốt đẹp. Do đó, các món bánh từ bột nếp luôn được người Việt trân trọng và lưu giữ.

Các Ứng Dụng Tuyệt Vời Của Bột Nếp Trong Đời Sống Vật Chất Là Gì?

Dùng Để Pha Chế Món Ăn, Tạo Các Món Bánh Từ Bột Nếp

Bột nếp có đặc tính là mịn, dẻo và dai khi nấu chín. Do vậy, đây là nguyên liệu tạo nên các món bánh từ bột nếp. Từ xưa đến nay, các món bánh được làm từ bột nếp đó là bánh rợm, bánh trôi nước, bánh giày, bánh gai, bánh rán…

Sử Dụng Bột Nếp Trong Làm Đẹp

Trong bột gạo nếp có chứa một hợp chất là gamma oryzanol. Đây là chất có tác dụng chống tia cực tím, sạm da, nám da và giúp cải thiện sức khỏe làn da khá tốt. Bột nếp còn chứa cả proanthocyanidins giúp ức chế những enzyme gây lão hóa da. Từ đó, bảo vệ độ đàn hồi của da và làm chậm lại quá trình và các biểu hiện của lão hóa khi lớn tuổi.

Bột gạo nếp giúp làm sạch da từ các lỗ chân lông, giảm tiết dầu nhờn. Do vậy, bột này được dùng làm sữa rửa mặt, kem tẩy tế bào chết tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật. Bột cũng được dùng để kết hợp với các loại bột khác như trà xanh, hạt chia, bột rau xanh để làm mặt nạ tự nhiên.

Bột Nếp Tốt Với Phụ Nữ Sau Sinh

Trong bột nếp có chứa khoáng chất sắt cần thiết cho phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh con. Đây là đối tượng người dễ bị thiếu sắt tự nhiên nhất.

Do đó, ngoài việc bổ sung sắt từ viên uống thì có thể lựa chọn các loại thực phẩm như bột nếp, các món bánh từ bột nếp, rau bina, thịt đỏ… Bột gạo nếp có thể làm ấm bụng tốt nên có thể sử dụng an toàn cho bà mẹ sau sinh.

Cách Pha Trộn Để Làm Các Món Bánh Từ Bột Nếp Như Thế Nào?

Không giống như bột mì, bột năng thường dùng nước lạnh để pha và nhào thì cách tốt nhất để pha trộn bột nếp là dùng nước ấm. Nhiệt độ nước trong khoảng 45 - 65 độ là phù hợp. Đây là nhiệt độ thích hợp để bột không bị dính tay, bị chín. Ở mức nhiệt này, bột sẽ không bị vón cục và dễ dàng mềm ra.

Khi đổ nước nên chia thành nhiều lần để tránh bột quá nhão. Bạn cho nước lần 1 và đảo đều. Nếu thấy bột còn khô thì mới tiếp tục cho thêm một ít, tiếp tục trộn đều và làm như vậy đến khi cảm thấy bột đủ độ ẩm thì dừng lại.

Nếu vô tình bột vẫn bị ướt quá thì có thể trải rộng bột, dùng khăn sạch thấm toàn bộ nước hai mặt. Sau đó nhào đều và tiếp tục là tương tự cho đến khi ướt vừa đủ.

Với các món bánh từ bột nếp khác nhau thì yêu cầu về độ ẩm của bột cũng khác nhau. Do đó, hãy nhớ tham khảo tỷ lệ bột và nước từ mẹ, bà hoặc bá. Quá trình nhào nên thực hiện đều tay và nhào thật kỹ để bột ngấm nước đều, mềm, dẻo và ngon.

Các Món Bánh Từ Bột Nếp Thơm Ngon

Bánh Rợm Ngọt, Bánh Rợm Mặn - Các Món Bánh Từ Bột Nếp

Trong các món bánh từ bột nếp, bánh rợm là món ăn có nguồn gốc từ dân tộc Tày. Bánh thường được làm theo hình tam giác hay còn được gọi là hình gù. Hình dáng và kích thước của bánh giống với hình của tay khi khom bàn tay, chụm lại và úp lên bàn.

Vỏ bánh làm từ bột nếp. Nhân bánh ngọt là đỗ xanh nấu nhuyễn với đường. Nhân bánh mặn sẽ là thịt lợn xay xào với mộc nhĩ, hành lá, hành khô băm nhuyễn và tiêu đen. Lá gói bánh phổ biến nhất là lá chuối. Ngoài ra có thể thay thế bằng lá dong.

Bánh Trôi Nước (Bánh Chông Chênh) - Các Món Bánh Từ Bột Nếp

Bánh trôi nước trong các món bánh từ bột nếp là món ăn đặc trưng được sử dụng trong Tết Hàn Thực mùng 3/3 âm lịch. Bánh trôi nước chỉ có đường kính khoảng 2cm. Nhân bên trong được làm từ viên đường phên, vỏ ngoài là bột nếp. Hiện nay, người ta thường làm thêm nhân thịt để tạo hương vị mới lạ và dễ ăn hơn.

Bánh Giầy  - Các Món Bánh Từ Bột Nếp

Bánh giầy hay còn gọi là bánh dày. Đây là món bánh truyền thống của người Việt, là một trong các món bánh từ bột nếp được Lang Liêu dâng biếu Vua Hùng. Bánh thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và trời đất.

Để làm được chiếc bánh giầy, người xưa cần giã gạo đã ngâm nước thật nhuyễn, thật mịn. Thậm chí phải dành ra cả hơn nửa ngày mới giã xong được cối gạo làm bánh. Hiện nay, để bánh dày được mềm mượt, việc nhào bột thật kỹ là vô cùng quan trọng.

Bánh giầy có nhân đậu xanh và sợi dừa tươi bào mỏng, nhỏ. Có thể lựa chọn làm vị mặn hoặc ngọt tùy theo khẩu vị. Bánh có thể ăn kèm với giò lụa vô cùng hợp. Vào ngày lễ Tết Nguyên Đán và giỗ Tổ Hùng Vương, bánh giầy thường được dâng lên để tỏ lòng thành.

Bánh Phu Thê - Các Món Bánh Từ Bột Nếp

Bánh phu thê là một trong các món bánh từ bột nếp nhất định phải có trong ngày lễ thành hôn với ý nghĩa gắn bó lâu dài, ngọt ngào và bền chặt. Đây là loại bánh đặc sản của vùng Đình Bảng, Từ Sơn.

Bánh có vỏ làm từ bột nếp cái hoa vàng. Nhân bánh làm từ bột đỗ xanh nấu nhuyễn. Để tạo nên màu sắc xanh tươi cho mỗi chiếc bánh, người làm bánh sử dụng quả dành dành khô.

Bánh Rán - Các Món Bánh Từ Bột Nếp

Bánh rán vừng ngọt, bánh rán đường, bánh rán mật nhân đậu xanh có lẽ là món ăn quen thuộc tuổi thơ của nhiều người. Vỏ bánh mỏng làm từ bột nếp, có trộn bột nở đi khi rán bánh phồng lên, to ra. Lớp vỏ ngoài giòn rụm, có thêm đường ngọt bao quanh. Nhân bên trong là đậu xanh ngọt hoặc mặn tùy loại bánh.

Bánh Gai (Bánh Lá Gai) - Các Món Bánh Từ Bột Nếp

Bánh gai là món bánh truyền thống của Việt Nam. Lớp vỏ ngoài của bánh được làm từ bột gạo. Màu đen đặc trưng của bánh đến từ nước chắt được khi giã nhuyễn lá gai và trộn đều với bột.

Nhân bánh bao gồm đậu xanh nấu nhuyễn trộn với nước cốt dừa, dừa tươi bào sợi. Ăn bánh gai có mùi đặc trưng của lá gai. Thơm và béo ngậy của cốt dừa. Vị ngọt ngào của nhân đậu xanh.

Trên là các món bánh từ bột nếp truyền thống nổi bật nhất của Việt Nam. Chắc chắn số lượng món bánh và món ăn sử dụng bột nếp còn nhiều hơn nữa. Do vậy, bạn hãy tiếp tục theo dõi Imlovinit24 để cập nhật thêm những món ăn, món bánh đặc sắc khác.
https://www.imlovinit24.com/?p=6298

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Imlovinit24 – Sự Kiện Của McDonald’s Cho Giới Trẻ Toàn Cầu